1.Giới thiệu về cốm làng Vòng
Cốm Làng Vòng là một đặc sản ẩm thực của Việt Nam nói chung và là đặc sản nổi tiếng của Hà Nội nói riêng. Đây là một sản phẩm đặc trưng của làng Vòng (hay còn gọi là thôn Hậu) nay là phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội.Từ xa xưa, làng Vòng đã nổi tiếng với đặc sản cốm được lưu truyền qua ca dao, tục ngữ dân gian:
“Cốm Vòng, gạo tám Mễ Trì
Tương bần, húng Láng còn gì ngon hơn!”
Hà Nội mùa thu là hình ảnh những gánh cốm nhịp nhàng trên vai các bà, các mẹ len vào từng ngõ hẻm, là hương vị dân dã như tĩnh lại giữa lòng thành phố nhộn nhịp.
Những hạt cốm xanh mỏng manh nhưng thơm ngọt, lắng đọng những tinh túy của đất, của trời, của hương nắng và gió, để rồi khiến mỗi thực khách khi thưởng thức đều thấy quyến luyến nhớ thương. Nói đến cốm, người ta thường nhớ ngay đến cốm làng Vòng, thứ quà quê giản dị mà lại gắn liền với tuổi thơ và cả khi trưởng thành của bao lớp người con đất Tràng An.
Địa chỉ di chuyển tới làng Vòng
2.Lịch sử cốm Làng Vòng
Nghề làm cốm làng Vòng, bắt nguồn từ truyền thuyết: Vào một mùa thu cách đây cả ngàn năm, khi lúa bắt đầu uốn câu thì trời đổ mưa to, gió lớn, đê vỡ, ruộng lúa cao nhất đồng cũng chìm nghỉm.
Người làng Vòng đành mò cắt những bông lúa còn non ấy đem về rang khô, ăn dần, chống đói. Không ngờ cái sản phẩm bất đắc dĩ ấy lại có hương vị riêng, rất hấp dẫn, khiến người làng Vòng thường hay làm để ăn chơi mỗi khi mùa thu đến.
Cứ mỗi lần làm là một lần rút kinh nghiệm, sáng tạo thêm nên hạt cốm ngày càng xanh, càng mỏng, càng dẻo, càng thơm. Và cốm làng Vòng vượt qua khỏi lũy tre làng, theo những gói quà, những gánh hàng rong đến với người thân, đến với người ăn chơi sành điệu, rồi trở thành đặc sản quý tiến vua các triều Lý (1009-1225), trở thành món ăn tao nhã nổi tiếng của người Tràng An.
3.Quy trình sản xuất cốm làng Vòng
Cùng Địa Điểm Việt Nam tìm hiểu quy trình làm cốm nhé!
Nguyên liệu
Cốm Làng Vòng được làm từ loại lúa nếp hoa vàng và là loại lúa non, nhưng không non quá vì sẽ làm cốm bị nát, cũng không già quá vì cốm sẽ cứng, ăn mất vị ngon.
Lúa dùng để làm cốm làng Vòng
Sàng lọc thóc
Sàng lọc thóc để làm cốm
Lúa mới gặt về cần được tuốt, lấy thóc. Sau đó sàng bỏ rơm, đãi qua nước để loại bỏ các hạt thóc lép.
Rang thóc
Rang thóc
Thóc sau khi đãi sạch, cho vào chảo rang, quá trình rang phải đảo đều thóc, hiện chảo rang thóc để làm cốm có gắng theo mấy đảo tự động. Bếp lò để rang cốm nếu cầu kỳ thường phải đắp xỉ than nhưng không đốt than mà dùng củi, và chảo rang thường bằng gang đúc.
Rang khoảng 30 phút thì xem thử bằng cách đặt 5 hạt lên miếng gỗ, dùng ngón tay miết mạnh, nếu thấy hạt “2 quằn 3 róc”, tức 2 hạt chưa róc vỏ nhưng bị quằn lại, còn 3 hạt còn lại róc vỏ nhưng không bị quằn là được.
Giã cốm
Thóc rang xong, người làm cốm đợi nguội rồi cho từng mẻ, mỗi mẻ khoảng vài kilogam vào cối giã. Thóc được giã đều và vừa tay mươi phút, thấy có trấu thì xúc ra sảy bỏ trấu rồi lại giã tiếp.
Tùy theo độ non của lúa khi gặt mà người giã cốm sẽ ước lượng, trung bình khoảng 7 lần giã là hoàn tất. Tại làng Vòng, người giã cốm thường giã đến lần thứ 5 thì phân loại thành 3 loại: cốm rót, cốm non và cốm già, sau đó mới giã riêng từng loại trong hai lần cuối.
Thành phẩm cốm làng Vòng
Cuối cùng, cốm thành phẩm sẽ được gói trong hai lớp lá, và buộc bằng lạt nếp màu xanh trước khi đưa đến tay người tiêu dùng. Lớp trong là lá ráy xanh và mát giữ cho cốm khỏi khô và không phai nhạt màu xanh ngọc; lớp ngoài là lá sen có hương thơm thoang thoảng.
Thành phẩm cốm làng Vòng
4.Cốm Làng Vòng – Thương Hiệu đã được khẳng định
Cốm được sản xuất ở nhiều nơi, xong chỉ có cốm làng Vòng mới là ngon nhất, và là thứ quà tao nhã dịp thu về. Chỉ có cốm của người làng Vòng, chứ không phải cốm mễ trì, hay nơi khác mới được ca tụng trong thơ ca.
Người làng Vòng có cách làm cốm với bí quyết riêng, chỉ có cốm làng Vòng mới thật thơm hương, ngọt vị, lên sắc. Cốm làng Vòng, cùng hương hoa sữa, gió heo may, và những bài hát hòa quyện vào nhau làm lên một mùa thu Hà Nội lãng mạng, một nét văn hóa đã khắc sâu vào tâm hồn của người Hà Thành xưa và nay.
5.Thời gian ăn cốm ngon
Vụ cốm mùa thu kéo dài tới gần 3 tháng, bắt đầu từ mồng 1 tháng 7 âm lịch trở đi. Muốn ăn cốm ngon phải đợi đến vụ mùa, bắt đầu từ tháng bảy đến tháng mười. Khi ấy là vào mùa thu, mùa của đất trời Hà Nội.
Độ ngon ngọt thơm mềm và xanh màu tự nhiên của cốm phụ thuộc vào thời điểm đầu, giữa, cuối vụ. Đến cuối tháng, cốm mộc là nếp cuối màu hạt to và cứng thường để rang thành cốm khô hay gia giảm, pha chế ăn tạm đợi mùa sau.
Cốm mộc cũng phải có màu xanh của mạ già pha ánh vàng mới đúng nguyên chất, còn cốm đã bị hồ qua trông xanh tươi mát mắt nhưng chất lượng pha đắng chẳng còn vị cốm thật. Cốm vòng ăn tươi thì ngon tuyệt còn mang đi xa cũng vẫn có thể đảm bảo mùi vị chất lượng trong vài ngày nếu như bọc kỹ bằng cả lá ráy và lá sen.
Cốm Làng Vòng
6.Cách thức bảo quản cốm
Lưu giữ món đặc sản của mùa thu Hà Nội
Cốm thành phẩm được gói thành hai lớp lá sen. Lớp trong là lá ráy xanh và mát giữ cho cốm khỏi khô và không phai nhạt màu xanh ngọc thạch quý giá. Lớp ngoài là lá sen có hương thoang thoảng, thanh cao.
Ngoài ra, cốm muốn để lâu ăn dần, có thể bảo quản ở nhiệt độ dưới 10 độ C, có thể sử dụng ngăn làm đá của tủ lạnh để bảo quản, thời gian bảo quản không giới hạn. Cốm từ ngăn đá, đóng băng, mang ra ngoài, phơi trước quạt gió để rã đông 15 phút sẽ trở lại trạng thái tươi, mềm và dẹo nhưng lức mới làm.
7.Các món ăn từ cốm
Cốm làng Vòng tươi ăn ngay, hoặc ăn kèm với chuối, bên ấm trà ngon có lẽ là thanh tao nhất. Song, Cốm còn có thể làm nguyên liệu để chế biết rất nhiều món ăn như bánh cốm, xôi cốm, chè cốm…
Trong đó, bánh cốm là phổ biến nhất, bánh cốm ngon phải được làm từ cốm của người làng Vòng
Xôi cốm
Xôi cốm được làm từ cốm tươi, hạt sen, đỗ xanh, dừa nạo sợi rồi gói ủ trong lá sen nên vẫn giữ tròn vị hương mộc của đất trời. Nhiều người thích xôi cốm bởi món ăn này vẫn còn giữ được hương thơm thanh tao của hương sữa non trong cốm.
Hạt xôi dẻo mềm mà vẫn tơi, ngọt dịu, quyện vị bùi bùi của đậu xanh, hạt sen, béo ngậy của dừa xào làm nên món ăn tinh tế của mùa thu Hà thành.
Xôi Cốm
Chè cốm
Nếu như các món chè khác hấp dẫn với topping đầy đặn thì chè cốm lại quyến luyến bởi nét mộc nguyên sơ nhất với vài nguyên liệu đơn giản (cốm tươi, bột sắn dây và đường phèn).
Vì thế mà nhiều người xa xứ lại mê mẩn món chè này bởi giữ trọn vị dẻo thơm của cốm, ngọt thanh của nước đường phèn, quánh vừa độ của sắn dây.
Chè Cốm
Cốm xào
Sự hòa quyện giữa cốm dẻo mềm với dừa nạo béo ngậy, giòn giòn bên tách trà sen ấm nồng tạo nên mỹ vị thu Hà Nội rất riêng.
Cốm xào bắt buộc phải dùng cốm tươi rồi đảo cùng với nước đường, trộn đều cùng dừa nạo đã xào ngấm đường trước đó, nếu thích thì thêm chút nước cốt dừa tạo độ béo ngậy. Để tạo độ kết dính thì cốm xào cần độ ngọt sâu, bạn cũng có thể điều chỉnh theo khẩu vị gia đình.
Cốm Xào
Chả cốm
Chả cốm có vỏ ngoài giòn, bên trong mềm dẻo, thấm vị, dậy hương thơm mộc của cốm tạo nên một hấp lực rất lạ. Chả cốm làm cũng đơn giản, cốm tươi trộn cùng giò sống, chút thịt vai băm, thêm ít mỡ phần thái hạt lựu nhỏ cho đỡ khô, nêm xíu nước mắm ngon, hành khô băm và hạt tiêu rồi vê tròn. Để giữ vị ngọt của món ăn thì cần hấp chín sơ, để nguội chút rồi mới chiên vàng ở lửa nhỏ.
Theo thời gian chả cốm len lỏi vào các mẹt bún đậu trên các vỉa hè, tạo nên món ăn dân dã khó quên của Hà Nội.
Chả Cốm
Chuối tiêu chấm cốm
Thưởng thức cốm đơn giản và giữ nét mộc nhất là chấm cùng chuối tiêu. Vào độ thu, chuối tiêu được ”ủ” làn gió heo may se lạnh nên có độ ngọt đằm với vỏ lốm đốm màu trứng cuốc.
Khi ăn phải từ tốn bẻ đôi quả chuối, lột vỏ nhẹ nhàng tỏa ra như cánh hoa, chấm vào cốm nhai chầm chậm để cảm nhận rõ vị thơm thảo mộc mạc của hương mùa thu lan dần ra.
Chuối Tiêu chấm Cốm
Vị ngọt mềm của chuối quyện vị dẻo bùi của cốm, thoảng chút hương sen còn dư trên lá… khiến ai một lần thưởng thức đều thương nhớ mãi. Cách thưởng thức cốm cũng tạo nên nét thanh lịch của người Tràng An.\
8.Địa chỉ mua Cốm làng Vòng chuẩn vị truyền thống
Thời tiết Thủ đô sang thu se se lạnh, cùng mùi hương của cốm làng Vòng chắc chắn không thể khước từ. Nhưng để mua được cốm đúng hương vị xưa thì không phải ai cũng biết. Dưới đây sẽ gợi ý đến bạn 10 địa chỉ mua cốm làng Vòng chuẩn bị truyền thống nhất nhé!
Cốm làng vòng Tâm Tâm
– Địa chỉ: phố Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội
– Liên hệ: 093 132 55 05 – 0337 117 477
– Giá tham khảo: Cốm tươi ~ 280.000VNĐ & Cốm khô ~ 230.000VNĐ.
Cốm làng Vòng Tâm Tâm đã quá nổi tiếng với dân sành cốm Thủ đô. Từng hạt cốm dẻo thơm với bao tâm huyết của người thợ chắc chắn sẽ làm bạn hài lòng. Đặc biệt, tại đây bán cả cốm tươi và cốm khô tùy vào nhu cầu sử dụng của người mua. Để giữ được nét truyền thống, cốm tươi vẫn được bọc trong lá sen tươi có mùi thơm tự nhiên và đặc trưng. Tuy vậy bạn vẫn có thể lựa chọn các túi cốm đã được hút chân không để thuận tiện trong việc bảo quản.
Cốm làng Vòng Cô Mận
– Địa chỉ: 86 Trần Thái Tông, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội
– Liên hệ: 090 472 39 23
Cốm Cô Mận là một trong những địa điểm nổi tiếng xa gần chuyên cung cấp cốm Làng Vòng chất lượng nhất. Phù hợp với đầy đủ nhu cầu từ cốm để thưởng thức cùng ly trà hay những gói quà biếu sang trọng cao cấp nhất.
Quán được gia truyền qua nhiều thế hệ nên vẫn giữ được hương vị truyền thống xưa. Ngoài cốm tươi, cốm Cô Mận còn phát triển thêm các thức ngon khác từ cốm như bánh xu xê, cốm xào, xôi cốm, bánh cốm,…
Cốm Huy Linh gia truyền
– Địa chỉ: Đường Trần Thái Tông, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội
Một địa điểm khác mà chúng mình muốn giới thiệu đến bạn đó là Cốm làng Vòng Huy Linh gia truyền. Nếu đã ghé thăm Hà Nội mà chưa một lần ăn cốm, chắc chắn bạn đã để khuyết đi một nét đẹp ẩm thực xứ Việt.
Không chỉ là một thức ăn vui miệng, cốm làng Vòng còn là món ăn mộc mạc níu giữ nét đẹp xưa cũ của người dân Hà Thành. Cốm làng Vòng Huy Linh gia truyền với công thức truyền qua bao thế hệ đảm bảo hương vị xưa chuẩn nhất. Hạt cốm căng bóng, tròn đầy bùi thơm vẫn giữ được vị ngọt tự nhiên và hương thơm đặc trưng.
Cốm Khánh Huyền
– Địa chỉ: ngõ 63 Trần Quốc Vượng, Trần Thái Tông, Cầu Giấy.
– Liên hệ: 0986.464.973
– Giá tham khảo: 260.000 – 280.000VNĐ
Nằm trong trung tâm Làng Vòng, cốm Khánh Huyền nổi tiếng là địa chỉ cung cấp cốm làng Vòng chuẩn bị nhất. Từng gói cốm xanh mướt, tinh khiết của lá sen bao bọc những hạt cốm tròn đầy bắt mắt.
Cốm mộc Lê Gia
– Địa chỉ: Số 2 ngõ 59 Mễ Trì – P. Mễ Trì – Q. Nam Từ Liêm – TP. Hà Nội
– Liên hệ: 0985.760.113 – 0989.039.015
Cốm mộc Lê Gia nổi tiếng là địa điểm bán cốm làng Vòng uy tín và chất lượng. Màu sắc xanh của cốm được làm hoàn toàn từ tự nhiên, không phụ gia hóa chất hay phẩm màu. Từng hạt cốm được người thợ chọn lọc rất kỹ, đều là những bông nếp mẩy và có hạt sữa bên trong, không quá non cũng không quá chín. Chính từ cái tâm của người thợ đó mà cốm mộc Lê Gia luôn là địa điểm mà dân sành cốm không thể bỏ qua.
Cốm Nguyên Ninh
– Địa chỉ: 8 Hàng Than, Ba Đình, Hà Nội
– Liên hệ: 0934.280.404
Tại cốm Nguyên Ninh chuyên cung cấp sản phẩm từ cốm làng Vòng hoàn toàn chính gốc. Từng hạt lúa nếp non được chọn lọc kỹ càng, từ những loại nếp thơm và mẩy nhất. Thành phẩm được bọc trong từng chiếc lá sen tươi xanh thơm ngát một cách cẩn thận và tỉ mỉ. Khi thưởng thức cốm tại đây chắc chắn bạn sẽ ấn tượng bởi hương lúa nếp thơm lừng, cùng lá sen thoang thoảng tinh khiết hòa quyện hoàn hảo.
Cốm Mộc Mễ Trì
– Địa chỉ: Số 11, ngõ 50, phố Mễ Trì Thượng, Mễ Trì, Nam Từ Liêm\
– Liên hệ : 0906.108.455
Nếu đã trót thương hương vị cốm làng Vòng chắc chắn không thể bỏ qua Cốm Mễ Trì. Kết hợp giữa kinh nghiệm làm cống thủ công với máy móc truyền thống. Từng hạt nếp non được giã bằng tay để đảm bảo giữ được hương vị xưa quen thuộc nhất.